Công ty Tư vấn và Phát triển Nhân lực Tâm Việt – Tâm Việt Group
Rời khỏi đám đông đang ngồi chen chúc trước phòng dịch vụ của Trung tâm giới thiệu việc làm, Vân thở dài không dấu được nét thất vọng đằng sau khuôn mặt mệt mỏi nhễ nhại mồ hôi dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa một ngày cuối năm.
Tết nhất gần đến nơi rồi mà em vẫn chưa thể kiếm được một việc làm để có thu nhập phụ giúp gia đình. Trước đây thanh niên quê em chỉ cần tốt nghiệp PTTH là có thể nộp đơn vào các trung tâm giới thiệu việc để xin làm công nhân tại Khu Công Nghiệp. Giờ đây, khi kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp bị phá sản khiến cơ hội nghề nghiệp trở nên khó kiếm hơn.
Trên đây là tâm sự của Vân, một trong số đông các lao động trẻ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, thuộc nhóm người đang tìm kiếm công việc giản đơn để có mức thu nhập dao động từ 8 đến 12 triệu đồng một tháng với thời gian làm việc kèm tăng ca có thể lên đến hơn 12 giờ một ngày.
Các bạn trẻ trước ngưỡng cửa ra trường
Hình ảnh minh họa từ nguồn: Akson, Unplash
Tuy nhiên, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy, khả năng kết nối các vùng nguyên liệu, thị trường tiêu dùng với hoạt động sản xuất trở nên yếu ớt, các doanh nghiệp có khuynh hướng thu hẹp mô hình hoạt động hoặc đóng cửa. Nhóm lao động trẻ đối diện với nguy cơ giảm thu nhập và thất nghiệp cao, cuộc sống vì thế cũng trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.
Định vị lao động thủ công trên thị trường lao động
Ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nông thôn nghèo, hạ tầng giáo dục chưa có tính cạnh tranh cao, nhóm lao động thủ công với trình độ học vấn không quá cao chiếm số lượng lớn. Được làm việc trong một nhà máy hay xưởng sản xuất nhỏ lẻ với mức thu nhập vừa phải đã là định hướng của nhiều người trẻ từ khi họ còn đang ngồi trên ghế nhà trường những năm cấp ba.
Tuy nhiên, nhóm này cũng thường bị đánh đồng là những người lao động phân khúc thấp, thiếu trình độ do không tiếp tục học các chương trình sau phổ thông cao hơn như trung cấp, cao đẳng, đại học và không thể đảm nhiệm công việc có hàm lượng kỹ thuật và tính phức tạp cao hơn. Do đó, mặc nhiên nhóm người này có vị thế đàm phán lương bổng và phúc lợi thấp hơn hẳn so với các vị trí công việc khác trên thị trường lao động.
Hiện nay, các ngành sản xuất Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao, đặc biệt ở vùng thôn quê, lại đang thiên về thâm dụng lao động và chất lượng sản phẩm đầu ra lệ thuộc khá lớn vào nhóm lao động giản đơn vì đây là những người trực tiếp tác động và định hình đặc điểm các sản phẩm. Một số ngành sản xuất thế mạnh của Việt Nam có thể kể đến đó là chế biến lương thực phẩm, xây dựng, cơ điện lạnh, đóng gói bao bì sản phẩm,…đều đòi hỏi lực lượng công nhân có tay nghề cao và có kỹ năng cũng như thái độ làm việc đạt tiêu chuẩn.
Hình ảnh minh họa Lao động thủ công phân khúc thấp
Nguồn: Pixapay
Thế nhưng, trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhóm lao động này vẫn đang chỉ được nhìn nhận theo công làm tính bằng số lượng sản phẩm tạo ra hoặc số giờ làm việc. Đây cũng là nhóm dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp nhất khi doanh nghiệp đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô. Các công nhân làm việc chủ yếu để kiếm sống chứ ít có cơ hội và định hướng phát triển bản thân. Thậm chí, trong tương lai, khi các ngành nghề truyền thống dần phát triển theo hướng tự động hóa thì nhóm này cũng chưa có giải pháp việc làm thay thế. Do đó, nhiều khả năng những lao động giản đơn, có thể sẽ là gánh nặng xã hội khi các mô thức kinh tế thay đổi.
Từ những công nhân phân khúc thấp quyết định vị trí trên chuỗi giá trị toàn cầu
Thật ra không riêng gì ở Việt Nam, câu chuyện lao động thủ công có thể sẽ bị nhấn chìm vào quên lãng khi các cuộc cách mạng công nghiệp đẩy mạnh xu hướng tự động hóa, công nghệ hóa là điều không mới. Tuy nhiên, đặc điểm các sản phẩm gia công lắp ráp vẫn có nhiều ưu điểm nếu các doanh nghiệp sở hữu được đội ngũ lao động giản đơn chất lượng cao. Câu hỏi đặt ra ở đây là lao động phân khúc thấp nhưng chất lượng cao là như thế nào?
Khi chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ, các nước đang phát triển đảm nhận các khâu thô sơ thâm dụng lao động như Việt Nam cũng cần phải nắm được các tiêu chuẩn chung để giữ được vị trí của mình. Các công nhân tại nhà máy nếu có thể làm các công việc thủ công với những tiêu chuẩn cao nhất sẽ là nguồn lao động quý giá giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế cạnh tranh, đảm bảo nhận được sự tin tưởng từ các đối tác quốc tế. Những công nhân hiểu được quy trình vận hành chung sẽ biết cách tạo ra sản phẩm đáp ứng tối đa yêu cầu của các khâu tiếp theo trên chuỗi giá trị.
Vị thế chuỗi giá trị toàn cầu có thể bắt đầu từ nhóm lao động giản đơn
Nguồn: Tumisu, Pixapay
Một vấn đề về chất lượng lao động giản đơn vẫn đang còn bị bỏ ngõ ở hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam đó là đào tạo tư duy – kỹ năng và thái độ sống chuẩn mực. Hiện nay ở chương trình phổ thông, các trường học vẫn chỉ dừng lại ở việc giáo dục cho người trẻ đạo đức dạng khuôn mẫu và những kiến thức tổng quát về khoa học thường thức và xã hội học ở mức độ cơ bản và ít có tính ứng dụng vào thực tiễn sống và làm việc. Điều này khiến các nhân lực trẻ ở phân khúc lao động thủ công băn khoăn giữa lằn ranh đúng sai và không thể định vị chất lượng bản thân mình trong một thị trường có quá nhiều biến động và thách thức.
Lao động giản đơn chất lượng cao, tại sao không?
Một buổi sáng đầu tháng 12, trước cổng trường Tâm Việt tại quận Tân Phú, từng nhóm thực tập sinh trẻ tuổi trong chiếc áo thun trắng và quần tây xanh đen gọn gàng đang cúi chào anh bảo vệ và chị tạp vụ để chuẩn bị bước vào giờ học kỹ năng tư duy được tổ chức để chuẩn bị cho hành trình làm việc tại Nhật Bản trong đợt tuyển sinh vào các ngành hàng cơ khí điện tử. Các bạn học viên của Tâm Việt đa phần là những người trẻ tuổi, tốt nghiệp cấp 3 ở nhiều địa phương trên cả nước, có nguyện vọng được tham gia vào thị trường lao động Nhật Bản tại các tập đoàn lớn uy tín trong nhiều ngành nghề công nghiệp đầy triển vọng.
Để bắt đầu một hành trình học tập từ quá trình làm việc thực tiễn, các bạn trẻ sẽ bắt đầu bằng việc học tập ngôn ngữ, văn hóa Nhật Bản và được tham gia các buổi giảng dạy để có một tư duy hệ thống tốt, một thái độ chuẩn mực khi bước ra thị trường lao động quốc tế. Trong rất nhiều buổi phỏng vấn, các đối tác doanh nghiệp Nhật Bản lớn như Panasonic, Fujitech khi phỏng vấn các nhóm bạn trẻ thực tập sinh kỹ năng của Tâm Việt đã không thể dấu được sự bất ngờ và hài lòng trước cách thức ứng xử và những suy nghĩ rất tử tế và chuẩn mực. Đây là điều mà các doanh nghiệp trong nhiều ngành hàng sản xuất cần khi tuyển lao động giản đơn.
Thị trường lao động Nhật Bản thật ra không đòi hỏi những trình độ quá phức tạp đối với người lao động từ các nước Đông Nam Á, chính sự tử tế và thái độ sống không ngừng học hỏi là điểm cộng giúp các bạn trẻ có được một công việc tốt, thu nhập cao và có điều kiện nâng cao năng lực, phát triển bản thân để quay về xây dựng đất nước
Anh Dương Văn Bình , Tổng Giám đốc Tâm Việt Group chia sẻ.
Đồng hành với hành trình vươn ra thị trường lao động Nhật Bản cùng tiêu chí “Học Nhật – Hiểu Bản” mà Tâm Việt đã tuyên bố, nhiều bạn trẻ khi đi làm việc tại đất nước mặt trời mọc bên cạnh việc nhận được mức thu nhập hấp dẫn trên dưới 30 triệu đồng một tháng còn có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp ở xứ người, thậm chí còn có thể mở ra nhiều cơ hội khởi nghiệp khi quay về Việt Nam.
Các bạn Thực tập sinh kỹ năng Tâm Việt Group
Nguồn: Công ty tư vấn và phát triển nhân lực Tâm Việt (TVH)
Nhìn ở một góc độ vĩ mô hơn, việc giúp người trẻ có cơ hội lao động và học tập tại các thị trường lao động ở các nước phát triển, trong các doanh nghiệp có thương hiệu quốc tế là một cách nâng cao chất lượng nhân lực hiệu quả khả thi và có tính kết nối với thực tế chuyển đổi nền kinh tế mạnh mẽ nhất. Đây cũng là một con đường gắn liền với tín hiệu của thị trường để giúp cho một thế hệ lao động giản đơn không dễ bị đào thải và lãng quên khi cuộc Cách mạng Công Nghiệp 4.0 gõ cửa từng quốc gia và thay đổi sâu sắc các mô thức kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Công ty Tư vấn và Phát triển Nhân lực Tâm Việt – Tâm Việt Group
Mọi nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ:
Phone: (+84) 936 1900 66
Email: info@tvg.edu.vn