Trong suy nghĩ của đa số mọi người, Nhật Bản và hoa anh đào là hai cụm từ liên kết không thể tách rời. Và tất nhiên khi nói đến quốc hoa của quốc gia này, rất nhiều người cũng sẽ trả lời đó là hoa anh đào. Tuy nhiên, một số người lại nhận ra rằng hoa cúc mới là loại hoa được in trên sổ hộ chiếu của Nhật Bản. Vậy hoa cúc và hoa anh đào, đâu mới là quốc hoa của Nhật Bản?
Quốc hoa của Nhật Bản là gì?
Quốc hoa là loài hoa tượng trưng cho một nước. Những tiêu chuẩn về quốc hoa cũng sẽ thay đổi tùy theo từng quốc gia, nhưng ý nghĩa biểu trưng cơ bản vẫn ít khi thay đổi.
Khi nói về quốc hoa của Nhật Bản, vẫn có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có người cho rằng chỉ với mỗi biệt danh “xứ sở hoa anh đào” thôi đã đủ để nói lên được loài hoa biểu tượng của đất nước này là gì rồi. Thế nhưng cũng có người không đồng ý với quan điểm trên, bởi trên hộ chiếu chính thức của Nhật Bản lại không phải in hình hoa anh đào mà lại là một bông hoa cúc nhiều cánh xinh đẹp, bởi vì thế họ tin rằng hoa cúc mới là quốc hoa của đất nước này.
Lý do dẫn đến sự tranh cãi này là vì chính phủ Nhật Bản chưa từng có công bố chính thức nào về quốc hoa. Điều này cũng có nghĩa là về mặt pháp luật, Nhật Bản hiện tại không có quốc hoa.
Người dân Nhật Bản lại cho rằng cuộc sống và sinh hoạt của họ gắn liền với hoa anh đào, cho nên một số người vẫn giữ vững quan điểm chọn hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản. Tuy nhiên, do là biểu tượng chính thức của hoàng gia và được thủ tướng cũng như chính phủ Nhật Bản sử dụng nên hoa cúc mới là loài hoa được xem là quốc hoa không chính thức của Nhật Bản.
Xem thêm: Yakuza Nhật Bản – Sự thật về băng đảng mafia khét tiếng trên thế giới
Hoa cúc là quốc hoa không chính thức của Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)
Ý nghĩa của hoa cúc và hoa anh đào
Hoa cúc – Loài hoa mang ý nghĩa trường tồn
Hoa cúc không chỉ là biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu mà còn thể hiện sự phúc hậu, quý phái và bản chất tốt đẹp nhất. Trên đất nước Nhật Bản, hoa cúc được tôn vinh là loài hoa đại diện cho sự trường tồn của quốc gia và tượng trưng cho nét đẹp tinh túy của con người Nhật Bản. Xuyên suốt dòng chảy lịch sử, hoa cúc đã trở thành biểu tượng quý giá của Nhật Bản, thể hiện tinh thần quốc gia.
Trong khi hoa anh đào thường đại diện cho mùa xuân, thì hoa cúc lại đại diện cho mùa thu tại xứ sở phù tang. Nếu hoa anh đào thể hiện vẻ đẹp mong manh, thì hoa cúc mang một nét đẹp huyền ảo, đại diện cho sức sống bền bỉ và vẻ đẹp trường tồn.
Xem thêm: Geisha là gì? Sự thật về nghệ nhân lưu giữ văn hóa Nhật Bản
Hoa cúc là loài hoa mang ý nghĩa quý phái và hưng thịnh trường tồn (Nguồn: Sưu tầm)
Hoa cúc là biểu tượng của hoàng gia Nhật Bản
Trong thời kỳ Heian (thế kỷ thứ VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và nhà của quý tộc với mục đích cầu sự thịnh vượng, sức khỏe và con cái hiếu thảo. Loài hoa này không chỉ được xem là biểu tượng quốc gia của Nhật Bản mà còn là biểu tượng quyền lực và uy quyền của hoàng gia. Ngày nay, hoa cúc vẫn được coi là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản.
Hoa cúc là biểu tượng tiêu biểu trong nền văn hóa Nhật Bản, xuất hiện trên hơn 150 con dấu và huy hiệu quốc gia. Trong thời cổ đại, nó là dấu hiệu của hoàng tộc và chỉ Thiên hoàng mới được sử dụng biểu tượng này.
Quốc huy hiện nay của Nhật Bản đang sử dụng hình ảnh hoa cúc 16 cánh xếp xen kẽ nhau thành hình tròn, mang ý nghĩa là mặt trời đang chiếu sáng – một hình ảnh đại diện cho xứ sở mặt trời mọc. Hiện nay, thành viên Hoàng gia Nhật Bản sử dụng phiên bản quốc huy có 14 cánh hoa cúc, còn quốc huy 16 cánh thì được các nhánh hành pháp của chính quyền Nhật Bản sử dụng.
Xem thêm: Origami là gì? Những cách gấp origami đẹp, đơn giản
Hoa cúc gắn với hoàng gia Nhật Bản xuyên suốt chiều dài lịch sử (Nguồn: Sưu tầm)
Hoa anh đào
Loài hoa mang ý nghĩa sức sống mãnh liệt
Vốn là một loài hoa mong manh, hoa anh đào không đẹp khi chỉ đứng một mình mà chỉ đẹp nhất khi nở rộ một mảng rực rỡ, rợp một vùng trời. Con người cũng không thể chỉ sống một mình, cần phải đoàn kết và sống thật tử tế mới mang đến những giá trị to lớn hơn.
Ngoài ra, đối với người dân xứ sở hoa anh đào, loài hoa này còn tượng trưng cho sức sống bền bỉ, cùng với đó là vẻ đẹp của sự khiêm nhường, nhẫn nhịn và ôn hòa.
Xem thêm: Mì ramen là gì? Các loại mì ramen Nhật Bản thường xuất hiện trong anime
Hoa anh đào là loài hoa mang sức sống mãnh liệt (Nguồn: Sưu tầm)
Hoa anh đào là biểu tượng của tầng lớp võ sĩ, nhân dân Nhật Bản
“Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người, xin là võ sĩ đạo” – đây là câu nói thể hiện rõ ràng nhất tinh thần và ý nghĩa của hoa anh đào đối với người Nhật Bản. Trong lịch sử, tầng lớp samurai đều là tầng lớp được kính trọng, có một sự nghiệp rực rỡ, thăng hoa, đầy danh vọng. Khi tham chiến họ chưa bao giờ run sợ trước cái chết, thậm chí khi thua trận, các samurai còn tự kết liễu để bảo toàn danh dự của bản thân. Giống như hoa anh đào, nở rực rỡ một vùng trời, dẫu cơn gió thổi qua có khiến chúng lìa cành vẫn thanh cao và bất khuất như trước.
Ngày nay, hoa anh đào được dùng để thể hiện sức sống mãnh liệt, kiên cường và khiêm tốn của người dân Nhật Bản.
Xem thêm: Thịt bò Kobe là gì? Có gì đặc biệt mà giá bò Kobe lại đắt đỏ?
Hoa anh đào gắn với samurai và người dân Nhật Bản (Nguồn: Sưu tầm)
Câu hỏi thường gặp
Hoa anh đào là quốc hoa của nước nào?
Mọi người trên thế giới đều cho rằng hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản. Tuy nhiên hiện chưa có quốc gia nào chọn hoa anh đào làm quốc hoa.
Hoa cúc là quốc hoa của nước nào?
Có nhiều quốc gia trên thế giới chọn hoa cúc là quốc hoa: Latvia (cúc mắt bò), Nga (cúc La Mã), Belarus (thanh cúc). Riêng ở Nhật Bản, loài hoa được in trên hộ chiếu và là biểu tượng của hoàng gia là cúc đại đóa.
Do vẫn chưa có công bố chính thức nào từ phía chính phủ, vậy nên không thể kết luận được quốc hoa của Nhật Bản là loài hoa nào. Tuy nhiên, dù là hoa cúc hay hoa anh đào thì cũng đều xứng đáng trở thành quốc hoa của Nhật Bản mà đúng không?