Thầy Tomita Kenji

  • Giáo sư danh dự Đại học Osaka, Nhật Bản.
  • Chủ tịch Hội những người yêu Việt Nam tại Nhật Bản.
  • Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới về ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, kinh tế xã hội Việt Nam
  • Diễn giả nổi tiếng ở các diễn đàn, hội thảo quốc tế về ngôn ngữ, văn hóa và giáo dục Việt Nam, Nhật Bản.
  • Thành viên, nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tokyo
  • Nhà khoa học có nhiều đóng góp trong việc xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản, có nhiều nghiên cứu đem lại giá trị quan trọng cho việc phát triển các nền tảng hợp tác kinh tế xã hội thúc đẩy sự đi lên của hai nước Việt – Nhật.
  • Giáo sư Tomita đã có một đời cống hiến cho việc nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục Việt Nam. Thầy có nhiều bài viết và chia sẻ quan trọng về con người, văn hóa Việt trên các diễn đàn, phương tiện truyền thống uy tín ở Việt Nam và Nhật Bản.
  • Ở Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tâm Việt, Thầy Tomita luôn theo sát những hoạt động nghiên cứu và đào tạo của Viện với vai trò một người cố vấn tận tâm, một nhà phản biện độc lập nghiêm khắc và một người định hướng các hoạt động xây dựng nền tảng giáo dục lõi của Viện với tất cả trí tuệ, tri thức của một người có sự am tường về Việt Nam và luôn đặt vào bối cảnh phát triển chung của khu vực và thế giới.
  • Đối với Tâm Việt Group, Thầy Tomita đã gắn bó và đặt nền tảng từ những ngày sáng lập đầu tiên. Thầy luôn theo sát quá trình xây dựng và vận hành hệ sinh thái Giáo dục Tâm Việt, đảm bảo vừa phù hợp với đặc điểm riêng và giá trị bản sắc dân tộc của người Việt vừa hấp thu hiệu quả tinh hoa tri thức nhân loại và đáp ứng yêu cầu phát triển chung của thế giới.

Tôi tìm hiểu lịch sử văn hóa của quốc gia thông qua việc xem xét lịch sử văn tự vì nó lưu lại đậm nét các dấu vết đã qua và phản ánh một cách nhạy bén lịch sử của dân tộc.

Chữ viết tiêu chuẩn của tiếng Nhật, một loại ngôn ngữ có cấu tạo phức tạp nhất trong các ngôn ngữ trên thế giới, cũng khắc sâu các vết tích lịch sử lâu dài của dân tộc Nhật từ khi hình thành tới nay. Nổi bật là việc người Nhật Bản vốn vẫn bị người nước ngoài chê “Dân tộc Nhật không sáng tạo” đã biết sử dụng năng lực chế biến, tiếp thu triệt để nền văn hóa Trung Hoa để khéo léo tạo ra một thứ văn tự cho mình lấy chữ Hán làm môi giới văn hóa.

Lịch sử văn tự tiếng Việt có nét rất đặc trưng, chịu sự chi phối bởi văn hóa phương Bắc và người Tây Phương. Nhu cầu ghi lại tiếng nói dân tộc luôn nảy sinh trong tầng lớp trí thức Việt qua các giai đoạn. Trước đây, chữ Nôm là văn tự của dân tộc Việt, nó có lý do tồn tại và có tác dụng hữu hiệu trong việc thể hiện tính dân tộc. Lịch sử cho thấy một số trí thức đã tích cực sử dụng chữ viết của dân tộc này với tư cách là văn tự chính thức. Sau này, tiếng Việt đã được thay thế bằng ngôn ngữ đơn giản theo kiểu văn tự La tinh, gọi là chữ Quốc Ngữ. Điều này cho thấy tính đa dạng và khả năng học hỏi, thích ứng với sự thay đổi của người Việt.

Sự gần gũi của tôi đối với văn hóa Việt Nam không chỉ qua ngôn ngữ mà còn qua đời sống với cơ duyên gắn bó các thế hệ người trẻ Việt, các sự kiện gắn liền với kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục Việt Nam. Tôi nhận ra rằng, vũ khí lợi hại nhất của người Việt Nam chính là cái miệng.

Với cái miệng, qua những câu chuyện kể, những khúc dân ca, ý chí của các thế hệ trước đã được truyền xuống những lớp sau, liên tục động viên dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Và cũng với cái miệng, người Việt Nam lại có một phong cách ẩm thực riêng.

Ðó là sợi dây ràng buộc nhau, nuôi dưỡng ý thức cộng đồng cho nhau. Phong cách ăn uống của người Việt Nam đôi khi còn mang tính dân tộc hơn cả ngôn ngữ.

Thứ tiếng nói gợi cảm vô song của dân tộc Việt là thành tích chung của nhiều thế hệ. Xưa kia người dân Việt đâu có biết viết, chỉ nhờ miệng thốt ra mà tiếng Việt trưởng thành cho thi nhân tha hồ dùng làm thơ. – Đâu phải ta nói không dân tộc bằng ta ăn? – Nếu xét đến cả chi tiết, thì do sự có mặt của những từ Hán Việt. Mặt khác, nếu chỉ căn cứ vào tinh thần, thì nhờ những văn tự Hán được Việt hóa giúp cho tính dân tộc của người Việt thể hiện rõ hơn trong văn nói.


Tham khảo thêm